CỬA CUỐN CÔNG NGHỆ ĐỨC
Hỗ trợ
  • Kinh doanh 1: 093.882.7889
    093.882.7889
  • Kinh doanh 2: 0972 040 050
    0972 040 050
Thống kê
Online17
Lượt truy cập864,822
Liên kết website
Quảng cáo
Banner quảng cáo 1
Banner quảng cáo 2
Banner quảng cáo 3

Quy trình lắp đặt cửa cuốn

Để quý khách hàng hiểu rõ về việc bộ cửa cuốn của mình được lắp đặt như thế nào, công ty chúng tôi xin được chia sẻ với quý khách hàng một số nội dung sau đây, hi vọng sẽ giúp ích cho quý khách:

Việc lắp đặt cửa cuốn Alpha door hiện nay không còn xa lạ và khó khăn với tình hình kinh tế hiện nay của người tiêu dùng Việt, Với những tiện ích mà cửa cuốn mang lại thì nó là những điều đáng để đầu tư. Sau đây chúng tôi giới thiếu đén quý bạn quy trình lắp đặt cửa cuốn của chúng tôi.

Quy trình lắp đặt cửa cuốn Alpha door

1. Khảo sát hiện trạng công trình

Trước khi lắp ray cần phải khảo sát, kiểm tra chính xác hiện trạng thực tế công trình và xác định được vị trí lắp ray, mặt bích, để sau đó lên phương án lựa chon chủng loại, kích thước ray và mặt bích cho phù hợp, tránh các sự cố ray dài quá (sẽ bị lãng phí) hoặc ngắn quá (sẽ phải thay thế bằng ray mới) hoặc loại ray không phù hợp với thực tế công trình. Ngoài ra còn phải xác định được vị trí lô cuốn (lô cuốn trong hay ngoài), vị trí motor để có phương án lắp ổ cắm điện, nút bấm âm tường cho phù hợp và đảm bảo thẩm mỹ.

2. Các thông số cần thiết

Chiều cao của cửa H được tính từ code 0, 00 đến điểm cao nhất của lô cuốn.

Chiều rộng của cửa W được tính bằng khoảng cách giữa hai đáy ray và được gọi là chiều rộng phủ bì.

Chiều rộng thông thủy Wtt (chiều rộng lọt sáng) được tính bằng khoảng cách giữa hai mép trong của ray.

Vị trí cuốn lô: lô cuốn trong và lô cuốn ngoài

3. Lắp ray và giá đỡ

Để cửa lắp đặt và vận hành được dễ dàng, chính xác, an toàn thì bước đi đầu tiên là phải lắp được ray và giá đỡ chính xác, đảm bảo chắc chắn. Tuyệt đối không được lắp giá đỡ trên các phần tường được xây bằng gạch lỗ.

A.    Lắp ray

Chuẩn bị ray:

-          Chiều dài của ray H (ray) ≥ H (cửa) – 20cm (không kể phần chôn âm xuống nền nhà).

-          Ray phải được cắt, xẻ rãnh và bắt con lăn.

-          Phần ray cần xẻ rãnh, bẻ cong phải nằm cùng phía với lô cuốn và dài khoảng từ 10 – 15cm, phần bẻ cong chỉ giữ lại khoảng 3 – 5 cm để dẫn hướng cho cửa lúc lên xuống.

-          Con lăn được bắt chặt vào ray trước khi lắp ray vào tường (con lăn có tác dụng giữ cho cua cuon không bị cọ sát khi cửa lên xuống). Vị trí bắt con lăn phải đảm bảo cách bụng lô cuốn (từ dưới lên) tối thiểu là 10cm (dùng cho cửa có chiều cao H ≤ 2800mm) và 15cm (dùng cho cửa có chiều cao H ≤ 3400mm) và 20cm (đối với những cửa cao hơn 3500mm). Cửa càng cao thì vị trí con lăn càng cách xa bụng lô cuốn càng tốt.

-          Con lăn phải luôn luôn được bắt vào mặt ray nằm ở phía trong của công trình (không kể lô cuốn nằm ngoài hay nằm trong công trình).

-          Con lăn phải được gia cố chặt chẽ vào thân ray (tối thiểu phải bắt chặt bằng 2 ốc vít: 1 ở mặt đáy ray và 1 ở mặt cạnh ray).

Lắp ray:

-          Ray được bắt chặt vào tường bằng nhiều vít nở hoặc dùng các buloong nở bằng sắt đóng chặt vào tường và hàn với các lập là sắt hoặc sắt V đã được vít chặt sẵn vào ray (các vít này không được lồi ra khỏi mặt trong của rãnh ray).

-          Ray phải được lắp tuyệt đối thẳng đứng (dùng dây dọi để kiểm tra).

-          Ray phải được gia công chắc chắn, không được rung khi cầm tay lắc mạnh (khoảng cách các vị trí cần gia cố trên ray là: 50 – 60cm dọc theo chiều dài của ray).

-          Hai cạnh (cùng một mặt) của hai thanh ray phải nằm trên cùng một mặt phẳng (tránh hiện tượng lòng U của 2 thanh ray không nhìn thẳng vào nhau).

B.     Xác định vị trí lắp mặt bích chính và mặt bích phụ

-          Trước lúc lắp mặt bích cần kiểm tra chính xác vị trí bắt bích đã có kết cấu xây dựng an toàn hay chưa? (không bắt bích vào các kết cấu xây dựng bằng gạch lỗ, các kết cấu không an toàn).

-          Mặt cạnh trên bích (phần bích nằm ngang) phải cách trần nhà (hoặc các kết cấu cố định nằm trên đỉnh lô cuốn) ≥ 2, 5 cm (đường kính lô cuốn trung bình vào khoảng từ 38 – 45 cm), ngoài ra tâm của mặt bích phải cách điểm bẻ cong của ray khoảng 5 – 8 cm.

-          Khoảng cách từ mặt trong mặt bích đến đáy ray phải đảm bảo ≤ 1cm (tuyệt đối không được > 1cm). Trong những trường hợp đặc biệt ở bên phía không có động cơ thì khoảng cách này có thể > 2cm.

-          Mặt trên của 2 mặt bích (phần bích nằm ngang) phải nằm trên cùng một độ cao (được kiểm tra bằng nivô nước).

-          Phần nằm ngang của mặt bích phải vuông góc với mặt phẳng của tấm nan cửa.

-          Trên mặt bích có nhiều lỗ (4 – 6 lỗ) để gia cố cần phải sử dụng đến mức tối đa có thể.


 

Xem thêm:

 

1.      Quy trình lắp đặt cửa cuốn p2

2.      Quy trình lắp đặt cửa cuốn p3

BÀI VIẾT CÙNG ĐỀ TÀI
Chat với chúng tôi
Zalo